Một số sàn giao dịch forex đã thâm nhập thị trường VN vào khoảng những năm 2010, thế nhưng chỉ 3 năm trở lại đây forex tại VN mới thực sự nở rộ. Vốn là một hoạt động hợp pháp toàn cầu (trừ một số nước trong đó có VN), Forex là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong tất cả các loại hình đầu tư! Tuy nhiên, tại sao forex không được chấp thuận ở VN? Giao dịch forex có lừa đảo không?…Bài viết này sẽ trả lời cho tất cả những khuất mắc của anh em một cách dễ hiểu nhất
Forex là gì?
Forex hay thị trường ngoại hối là từ viết tắt của Foreign và Exchange, là thị trường phi tập trung toàn cầu phục vụ cho mục đích trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia với nhau. Đối tượng chính tham gia giao dịch forex là các ngân hàng lớn của các quốc gia trên thế giới.
Dễ hiểu hơn, giả sử bạn có một hợp đồng xuất khẩu nông sản sang Mỹ. Đương nhiên đại diện phía Mỹ sẽ thanh toán hợp đồng cho bạn bằng USD, và bạn phải đổi USD về VND thông qua các ngân hàng (nội địa lẫn quốc tế) để sử dụng. Tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu cơ tiền tệ… đều được giao dịch thông qua forex, theo thống kê của New York Stock Exchange (NYSE) có khoảng 6,6 nghìn tỷ USD được giao dịch mỗi ngày trên thị trường forex
- Forex còn có những tên gọi khác như fx, fx spot
- Hầu hết các giao dịch trên thị trường forex vì mục đích đầu cơ, chỉ một lượng nhỏ tiền được trao đổi thực sự xảy ra hàng ngày (ví dụ như bạn đi du lịch nước ngoài và cần đổi tiền để sử dụng)
- Forex là thị trường phi tập trung có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới, gấp 200 lần thị trường chứng khoáng New York, gấp 300 lần thị trường chứng khoán Tokyo
- Các giao dịch forex được luân chuyển thông qua các trung tâm tài chính toàn cầu và lặp lại liên tục: Wellington, Sydney, Singapore, Hong Kong, Tokyo, Frankfurt, London, New York. Vì vậy, forex không có ngày nghỉ, nó mở cửa liên tục 24/5, thậm chí nếu có một chút kiến thức về CNTT, bạn có thể fake local và giao dịch 24/7!
Lịch sử hình thành forex – thị trường ngoại hối
Chúng ta không thể biết chính xác forex được hình thành vào thời gian nào, nhưng có thể chắc chắn nó được hình thành khi có nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia với nhau. Và vì thế, những người tham gia trao đổi tiền tệ trước công nguyên có thể được xem như là những trader đầu tiên trên thị trường forex!
Vào thế kỷ thứ 15, một công ty Hà Lan đã mở tài khoản ngân hàng đồng thời tại Hà Lan và nước Anh để phục vụ cho mục đích kinh doanh buôn bán hàng dệt may của họ. Việc này nhằm giúp họ có thể tự thực hiện việc trao đổi ngoại tệ một cách dễ dàng. Nhận thấy lợi ích từ hoạt động này, nhiều công ty đã thực hiện theo mô hình đó; và từ năm 1704 hoạt động trao đổi ngoại tệ đã chính thức được vận hành giữa Anh & Hà Lan.
Từ suốt thời trung cổ cho đến nay, thị trường ngoại hối – forex ngày càng hoàn thiện cách thức vận hành của nó. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, nhờ có sự hỗ trợ tuyệt vời từ công nghệ thông tin, Forex được nhiều người biết đến hơn và giao dịch forex cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các mốc quan trọng trong lịch sử hình thành forex từ trung cổ đến nay có thể được chia như sau:
- Vào năm 1913, gần một nửa hoạt động giao dịch ngoại hối được thực hiện trên đồng Bảng Anh, với gần 71 ngân hàng hoạt động (tăng từ 3-71). Anh cũng được xem như là cái nôi của các công ty môi giới ngoại hối (broker, sàn giao dịch) khi hàng loạt các công ty môi giới được thành lập và chịu sử quản lý của Anh cho hoạt động ngoại hối của cả thế giới. Chính vì vậy mà vào những năm đầu thế kỷ 20 đến nay, Anh được xem như là trung tâm thương mại tài chính toàn cầu
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hiệp ước Bretton Wood được ký kết như một động thái chống lại sự “làm giá” của các đồng tiền quan trọng, nó quy định các loại tiền tệ chỉ được phép biến động trong phạm vi 1%. Tuy nhiên hiệp ước này chỉ kếo dài đến năm 1971 (1954-1971) khi tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Nixon đã chấm dứt Bretton Wood và đặt những bước đầu tiên cho hệ thông tiền tệ thả nổi tự do. (Bretton Wood được thay bằng thoả thuận Smithsonian, cho phép tiền tệ được giao động trong phạm vi 2%)
- Tuy nhiên, các quy định và ràng buộc lúc đó đã không hiệu quả khi thị trường trở nên quá lớn. Cụ thể, thị trường forex đã phải đóng cửa một vài lần vào những năm 1972-1973, khi một ngân hàng Tây Đức đã mua và dự trữ gần 3 tỷ USD – một con số khủng khiếp lúc bấy giờ.
- Sau khi mở lại vào khoảng tháng 3 năm 1973, các quy định giao dịch dần được rõ ràng hơn và thị trường chính thức được thả nổi hoàn toàn (hình thành thị trường ngoại hối ngày nay mà chúng ta đang giao dịch)
Giao dịch Forex có hợp pháp không?
Không thể phủ nhận Forex là kênh đầu tư hấp dẫn, và nó hợp pháp trên toàn thế giới (trừ một số ít quốc gia, trong đó có VN). Một số người nói forex tại VN đang nằm vùng xám, nhưng thực tế nhà nước đã có những văn bản quy định rõ ràng: “cá nhân tham gia đầu tư tại sàn forex là trái với quy định pháp luật VN hiện tại“. 100% trader Forex cá nhân tại VN đều là nhà đầu tư “chui”. Bạn không được bảo vệ bởi pháp luật (thậm chí là bị phạt tiền) nếu xảy ra các tranh chấp, kiện tụng liên quan đến ngoại hối (forex). Vì vậy cần cân nhắc lựa chọn sàn forex có giấy phép uy tín, và hiểu rõ các rủi ro liên quan khác!
Tại VN, chỉ các ngân hàng, quỹ tín dụng được cấp phép mới có thể tham gia giao dịch forex. Điều này cũng không có gì là lạ, bởi tính chất mạo hiểm khi tham gia đầu tư forex là rất cao cho cá nhân lẫn nền kinh tế quốc gia.
Giao dịch forex lợi nhuận cao, rủi ro cũng khôn lường
Trở lại về vấn đề giao dịch forex. Trước đây, chỉ các tổ chức lớn như là ngân hàng và một số nhà ít tài phiệt mới có thể tham gia giao dịch, bởi giá trị tiêu chuẩn (1 lot) để giao dịch là rất lớn (100.000 đơn vị ngoại tệ). Nhưng hiện tại, nhờ công nghệ thông tin và chính sách từ các sàn giao dịch, mà forex đã tiếp cận được đến từng cá nhân đơn lẻ. Bạn sẽ không cần đến 100.000 đơn vị ngoại tệ (giả sử bạn giao dịch USD thì sẽ tương đương 100.000USD), cũng không cần đến ngân hàng mà có thể ngồi tại nhà để giao dịch chỉ với 1 thiết bị thông minh (smartphone, laptop, pc) được kết nối internet!
Chính vì thế, nhắc đến rủi ro khi giao dịch forex, có thể kể đến như sau:
Rủi ro từ lòng tham: Nếu bạn đang tìm hiểu về forex, sẽ thường bắt gặp những thông tin lợi nhuận như : 15-20%/ tháng, x2 x3 tài khoản trong 7 ngày….Thực tế, những điều này hoàn toàn là thật, chính mình cũng chứng kiến nhiều trader x4 x5 tài khoản chỉ trong vài tiếng đồng hồ! Tuy nhiên mức lợi nhuận kéo dài được bao lâu mới là điều đáng nói, vì “ngon ăn” như vậy thì ai cũng giàu rồi! Lợi nhuận cao cũng sẽ đi kèm rủi ro cao, thường sau khi x2 x3 tài khoản hoặc lợi nhuận đều 15% trong vài tháng thì các tài khoản đó cũng bốc hơi! Không có gì là lạ bởi forex là thì trường biến động liên tục, nếu không biết điểm dừng!
Rủi ro từ sàn giao dịch: Nhiều sàn giao dịch hoạt động ở VN mà không hề có giấy phép quốc tế. Điều này có nghĩa là khi xảy ra tranh chấp, 100% bạn sẽ là người chịu thiệt! Chưa kể các sàn dạng này có thể điều chỉnh giá khiến bạn thua lỗ nhanh chóng.
Rủi ro từ việc thiếu kiến thức: Nên nhớ bạn đang giao dịch ở thị trường lớn nhất, biến động nhất thế giới. Ngoài ra, khi tham gia giao dịch, mỗi sàn sẽ có điều kiện và điều khoản riêng cần lưu ý…Và rất rất nhiều vấn đề khác nữa! Vì vậy bạn cần trang bị cho mình đủ kiến thức trước khi tham gia đầu tư.